Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Mark Zuckerberg học theo Steve Jobs: Mua sản phẩm tiềm năng trước đối thủ lớn

Vào hôm thứ tư vừa qua, sau khi thương vụ Facebook-WhatsApp: 19 tỷ USD được đăng tải trên tất cả các phương tiện truyền thông thế giới, ngay lập tức, mọi người bắt đầu đồn đoán về những động thái không mấy khả quan của mạng xã hội “lắm tiền nhiều của” này. Cụ thể, Facebook sẽ nói gì về mức giá trên? Liệu đây có phải dấu hiệu của sự đi xuống trong hoạt động kinh doanh hay một bước tiến mới trong hoạt động thâu tóm các đối thủ tiềm năng? Cho dù dư luận có đưa ra ý kiến gì đi chăng nữa, người viết lại nghĩ rằng, thương vụ trên đã thể hiện rõ một điều: Mark Zuckerberg sẽ không để bất cứ ai khác đe dọa tới tương lai của Facebook trước khi anh tự quyết định về sự tồn vong của hãng.
Thương vụ Facebook-WhatsApp: 19 tỷ USD

Trong quá khứ, chúng ta đã không ít lần được chứng kiến những thương vụ tương tự của các hãng công nghệ nổi tiếng thế giới nói chung và Facebook nói riêng. Điển hình như việc mua lại Instagram là một bước đi vững chắc trong việc thâu tóm một ứng dụng có thể đe dọa tới chức năng chia sẻ hình ảnh trên Facebook (cho dù mức giá cũng tương đối cao lúc bấy giờ và không đem lại nhiều khác biệt cho hãng trong thời điểm hiện tại). Tiếp đó, SnapChat cũng gây được tiếng vang lớn trong giới công nghệ khi từ chối “phũ phàng” cái giá 3 tỷ USD của Facebook.
Với Facebook, nguy hiểm vẫn rình rập
Theo Tổng biên tập Sarah Lacy của trang PandoDaily, WhatsApps có khả năng đe dọa tới Facebook chủ yếu về phần ảnh cho dù ứng dụng này thường được biết đến nhiều nhất với chức năng nhắn tin. Tuy nhiên, giống như Instagram, Zuckerberg vẫn tiếp tục sử dụng sức mạnh tài chính áp đảo của mình để “khống chế” các đối thủ, kể cả khi số tiền bỏ ra không tưởng vào thời điểm giao dịch (có nhiều báo cáo chỉ ra rằng, Google đã đề xuất 10 tỷ USD đối với WhatsApp trước khi Facebook đạt được thỏa thuận giữa hai bên).
WhatsApp là ứng dụng phổ biến với chức năng nhắn tin hơn chia sẻ hình ảnh

Tuy nhiên, điều này lại chứng minh một thực tế rằng, Zuckerberg không quan tâm tới số tiền bỏ ra trước đó để xây dựng, phát triển và quảng bá chức năng nhắn tin của mình cho dù nó có tiềm năng. Thay vào đó, anh sẵn sàng loại bỏ chúng chỉ để duy trì thị phần và/hoặc phát triển Facebook trong những thị trường mới. Đây cũng chính là một phần lý do tại sao WhatsApp được mua lại.
Đứng dưới góc độ của một số chuyên gia phân tích, việc chi hàng tỷ USD cho các thương vụ mua bán và sát nhập giống như hành vi tuyệt vọng của người sắp chết đuối, cố bám víu lấy những gì đang nổi với hy vọng có thể sống thêm vài phút nữa. Nhưng đối với Mark Zuckerberg và MXH lớn nhất hành tinh này, câu chuyện không dừng lại tại đó.

Giống như CEO huyền thoại của Intel – Andy Grove từng nói “chỉ những kẻ đa nghi mới tồn tại” (Only the paranoid survive). Ông từng kề về những đêm chợt tỉnh giấc và tự hỏi liệu các đối thủ có tìm cách hạ bệ ông cùng những sản phẩm – hay, tệ hơn, một công ty vô danh nào đó sẽ đột nhiên “trỗi dậy” và đưa Intel đi vào dĩ vãng.