Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Thiết bị Android chạy chậm, nguyên nhân và khắc phục thế nào?

Smartphone Android là những thiết bị tuyệt vời, có thể thực hiện rất nhiều công việc nhờ mã nguồn mở. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành này đều xuất phát từ sự hiểu biết chưa đầy đủ về Android. Sau đây là một sô lí do khiến thiết bị Android của bạn chậm đi trông thấy sau một thời gian sử dụng.
Hiện nay Android đang bị phàn nàn là chậm chạp và nặng nề.

1. Hệ điều hành được nâng cấp chậm và các ứng dụng ngày càng nặng hơn
Đa phần, điện thoại Android của bạn không còn dùng hệ điều hành và phần mềm như khi vừa mới mua, đó cũng là lí do khiến máy chạy chậm hơn. Tất cả smartphone đều cần có sự hỗ trợ của nhà mạng và nhà sản xuất để nâng cấp nhưng chính điều này khiến thời gian cập nhật sẽ bị kéo dài khi đến tay người dùng. Một phần là do nhà sản xuất phải đưa ra những thay đổi phù hợp với thiết kế riêng của từng mẫu điện thoại, sau đó phải được nhà mạng thông qua những cập nhật này. Vì thế, quy trình cập nhật của smartphone Android thường bị chậm trễ và kéo dài theo chu kỳ từ 6 đến 9 tháng.
Bản cập nhật Android KitKat phải mất đến 6 tháng mới đến được tay người dùng.

Cụ thể, khi người dùng nhận được các bản cập nhật hệ điều hành Android nhưng những bản cập nhật này không được tối ưu hóa cho các thiết bị khác nhau dẫn đến tình trạng suy giảm hiệu năng. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất khi tiến hành cập nhật Android cũng đã bổ sung thêm nhiều ứng dụng rác (không thực sự cần thiết hoặc thậm chí không được sử dụng) khiến smartphone hay tablet Android phải "gánh" nhiều tác vụ nền hơn gây tốn pin đồng thời làm hiệu suất tổng thể giảm xuống.

Ngay cả khi chưa từng cập nhật cho smartphone hay tablet của mình, các ứng dụng trên thiết bị Android của bạn cũng đã được cập nhật lên các phiên bản mới và dường như chúng đang dần dần ngày càng “nặng” hơn. Nhằm phát triển những ứng dụng, phần mềm theo kịp xu hướng cũng như mang lại những trải nghiệm mới đến với người dùng, các nhà phát triển sẽ nâng cao yêu cầu phần cứng, đòi hỏi chúng phải nhanh hơn, đồng thời cũng sẽ ưu tiên tối ưu cho các sản phẩm mạnh mẽ mới ra mắt. Vì thế chúng hoạt động kém hơn trên các thiết bị cũ. Đây là tình trạng thường xảy ra trên tất cả mọi nền tảng chứ không riêng gì Android.