Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Lập kế hoạch facebook marketing ( Phần 2 )

Quá nhiều lần mà các ông chủ bảo với nhân viên hay thực tập sinh của mình rằng “chúng ta cần phải bắt đầu làm social media. Tất cả mọi người khác đã làm rồi”. Khi người nhân viên hay thực tập sinh đó hỏi về kế hoạch chi tiết, câu trả lời mà họ nhận được là: “Sao mà tôi biết được, hãy làm và làm nhanh đấy”. Quá nhiều lần chẳng có kế hoạch nào, hoặc là chỉ mới có một bộ khung xương sơ sài, thiếu những mục tiêu cụ thể, và thiếu một hướng đi để đạt được nó.
facebook-marketing (1)
Bạn sẽ không đến vay tiền ngân hàng mà không có bản kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ không đặt thêm hàng mà không biết là bạn cần gì. Bạn sẽ không sẵn sàng vào muà thuế khác nếu bạn không chia sẻ kế hoạch sống còn cho các CPA (kế toán viên được chứng nhận toàn cầu) khác trong công ty. Bạn sẽ không đề nghị bán cổ phiếu cho khách hàng mà không nhìn vào danh mục vốn đầu tư của họ và có sẵn một kế hoạch. Và điều tương tự cũng đúng khi bạn đề nghị bán bảo hiểm cho khách hàng.
Vậy tại sao bạn lại liều mình xông vô dòng nước xoáy của social media mà không có một kế hoạch nào cả? bạn có biết rằng chỉ một bước đi sai lầm cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả công ty? Bạn muốn làm gì trong thế giới social media? Marketing? Tuyển dụng? Cung cấp dịch vụ khách hàng? Sau khi đã hoàn thành hàng tá các công việc như vậy trong vòng vài tháng qua, tôi muốn chia sẻ 6 điều trong kế hoạch mà bạn không nên bỏ qua. Những điều này nên có trong mọi bản kế hoạch, bất kể loại hình kinh doanh, tầm vóc, cấu trúc công ty của bạn là gì.

1.Xem xét các đối thủ cạnh tranh

Thiết lập những cột mốc so sánh cho đối thủ của bạn. Khi làm vậy, bạn sẽ biết được vị trí của mình là ở đâu. Có thể là mọi chuyện không quá tệ như bạn nghĩ. Có thể là sau một thời gian, bạn sẽ có thêm lý do để ăn mừng. Có thể là bạn sẽ học được điều gì mới mẻ và áp dụng cho kế hoạch cuả bạn. Đừng hốt hoảng khi bạn nhìn vào những con số. Số người theo dõi và sự gắn kết cuả cộng đồng cuả đối thủ cạnh tranh có thể là kết quả của một kế hoạch tốt, nhưng cũng có thể là do sự thật rằng các đối thủ đã hoạt động social media lâu hơn bạn mà thôi.
2. Bao gồm một đánh giá hiện tại
Bạn cần có những tiêu chuẩn cơ bản để đi lên. Cho dù chẳng ai nhận xét lên tường Facebook của bạn, và những đứa trẻ ở nhà là người duy nhất re-tweet trên Twetter cuả bạn, quan trọng là bạn phải tạo được điểm khởi đầu. Đôi khi, lý do tốt nhất để bạn tạo lập điểm khởi đầu cho mình là có dịp ăn mừng khi mọi việc tiến triển.

3. Báo cáo và phân tích

Cuối cùng, trước khi thực hiện kế hoạch, bạn phải xác định bạn sẽ theo dõi và phân tích những điều gì, và bằng cách nào. Những nội dung này có thể thay đổi theo thời gian, nhưng bạn phải xác định rõ những điều cơ bản ngay từ đầu. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi làm tất cả những điều trên mà không theo dõi kết quả từ sự nỗ lực của bạn. Bạn sẽ theo dõi sự tiến bộ của mình và xác định ROI như thế nào? Dựa vào các mục tiêu và mục đích, bạn dự định sẽ theo dõi và đánh giá những gì? Bao lâu một lần bạn sẽ phân tích số liệu và sửa đổi kế hoạch nếu cần thiết. Bạn sẽ sử dụng công cụ nào để theo dõi và phân tích. Liệu các công cụ miễn phí có thỏa mãn được nhu cầu của bạn, hay bạn phải bỏ tiền đầu tư vào những công cụ này?
Chắc chắn là còn rất nhiều thứ khác cần phải bổ sung vào kế hoạch social media của bạn. Trên đây chỉ là một vài điều quan trọng. Bạn có thể sẽ gặp phải một vài trở ngại. Một chương trình đào tạo bài bản có thể sẽ cần thiết trước khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Thông thường, rất khó khăn để mọi người cùng thống nhất với nhau về mục tiêu và mục đích ban đầu. Việc xác định xem ai sẽ là người thực hiện kế hoạch cũng là một phần khó khăn, đặc biệt là khi cần phải thuê người về làm. Cho dù thử thách là gì, bạn cũng phải quyết tâm hoàn thành kế hoạch, đó là điều rất quan trọng để thành công. 
4. Ai sẽ thực hiện những điều này

Lên kế hoạch cho những nhân viên thực hiện kế hoạch. Đây là những thứ bạn sẽ lưu lại sau khi hoàn thiện phần còn lại của kế hoạch.Bạn sẽ cần một nhân viên hay nhiều hơn để thực hiện kế hoạch bạn đưa ra. Cho đến khi bạn biết được rằng kế hoạch sẽ bao gồm những phần nào, bạn sẽ khó mà biết được rằng mình sẽ cần bao nhiêu người để thực hiện nó.
Có khả năng bạn sẽ phải thuê thêm nhân viên để thực hiện kế hoạch này. Ngay cả khi bạn chỉ là một công ty nhỏ muốn thử ngiệm với social media, việc thực hiện một kế hoạch social media cũng sẽ tốn ít nhất là một người.
Tôi tuyệt đối tin rằng thành công của bất kỳ kế hoạch social media nào cũng bắt đầu từ trên xuống. CEO cũng như ban giám đốc phải tham gia vào kế hoạch, từ những ý tưởng phát thảo ban đầu, và tất cả mọi người trong công ty cũng phải đóng góp về nội dung cho kế hoạch này. CEO thường quen thuộc với những bản kế hoạch marketing, và những bản dự thảo ngân sách. Kế hoạch social media của bạn chỉ thành công khi mà nó nằm trong chiến lược marketing chung của công ty. Đây là một công cụ bổ sung vào hệ thống marketing, và CEO của bạn phải hiểu rõ điều này.
5.Làm rõ mục đích và những điều mong muốn đạt được

Việc xác định và liệt kê các mục tiêu là việc rất quan trọng để đạt đươc thành công. Điều này có thể là khá khó khăn, nhưng thật sự là bạn nên làm trước khi bắt đầu làm thứ gì khác. Bạn không thể xây dựng một kế hoạch mà không biết được kế hoạch đó sẽ hướng tới điều gì.
Hãy nhớ rằng các mục tiêu của bạn không nhất thiết phải xoay quanh lợi nhuận. VD: số lượng khách hàng mới, hợp đồng, doanh số,… Đưa vào trong bản kế hoạch của bạn những mục tiêu “cứng” và “mềm”. Nó thì tốt khi bạn đề ra mục tiêu về số lượng khách hàng, doanh số bán hàng, nhưng hãy nhớ là thêm vào các mục tiêu “mềm” khách nưã.
Ban đầu, nên đưa vào bản kế hoạch của bạn những mục tiêu đơn giản và có thể thực hiện được. Hãy kỳ vọng một cách thực tế và nhớ rằng thành công trong lĩnh vực social media dựa vào sự tin tưởng và tín nhiệm. Những điều này chắn crằng phải tốn rất nhiều thời gian để đạt được, ví thế hãy có những mong đợi thực tế.
VD: những mục tiêu bạn có thể đưa ra như tăng mức độ nhận dạng thương hiệu, tăng cường sự liên kết trên Twitter và Facebook, những mục tiêu về số người theo dõi, những người ghé thăm trang web của bạn, số lượng những hợp đồng mới,…
6. Nội dung

Sự thành công của kế hoạch nằm trong nội dung mà bạn đăng tải trên các social media network mà bạn tham gia. Nội dung phải là một phần quan trọng trong kế hoạch. Bạn có thể lên trước những phiên họp bàn ý tưởng hàng tuần trong kế hoạch, hoặc chỉ định một ai đó phụ trách việc tổng hợp những email đưa ý kiến. Không nên giao cả phần nội dung cho chỉ một người duy nhất. một kế hoạch tốt thường kèm theo những mục tiêu và tiêu chuẩn về nội dung. Bạn sẽ tweet mấy lần một tuần? Tinh thần chủ đạo của các tin bạn đưa lên là gì? Bạn sẽ nói về điều gì? Bạn sẽ thấy được những nội dung có chủ ý tùy thuộc vào giai đoạn nào trong kế hoạch. Hãy đảm bảo là đừng bỏ qua bước này.
Cho dù bạn làm gì, đừng để những nội dung đăng tải trên social media trở thành những cái vẫy đuôi cuả tiếp thị nội dung.
Nguồn: Cuc Cu Media